Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Tây Ninh

Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Vùng đất Tây Ninh từ thời xưa vốn là một vùng đất thuộc Thủy Chân Lạp, với tên gọi là Romdum Ray, có nghĩa là “Chuồng Voi” vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn,… cư ngụ. Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt đến khai hoang thì vùng đất này mới trở nên phát triển.

A.Vị trí địa lý

tay ninh bando

Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng

=>Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước,

=>Phía Nam và Đông Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An,

=>Phía Bắc và Tây Bắc giáp 3 tỉnh của Vương quốc Campuchia là Svay Rieng, Prey Veng và Tbong Khmum (Kampong Cham trước năm 2013) với 2 cửa khẩu quốc tế

moc-bai

Mộc Bài và

cua khau Xa Mat

Xa Mát, các cửa khẩu quốc gia: Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch

B.Điều kiện tự nhiên

1.Địa hình

Như các tỉnh thành Đông Nam Bộ khác, Tỉnh Tây Ninh cũng là vùng có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, đất đai tương đối bằng phẳng. Địa hình vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng, Tây Ninh có nhiều vùng địa hình khác nhau như

#vùng địa hình núi (núi Bà Đen cao 986m, cao nhất Nam Bộ Việt Nam),

#vùng đồi thấp có lượn sóng yếu dao động từ 10m – 70m,

#vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi…nhìn chung địa hình của Tây Ninh bằng phẳng hơn so với các tỉnh Đông Nam Bộ khác.

2.Khí hậu 

Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.

Mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau,

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11.

C.Giao thông

**Tây Ninh có đường Xuyên Á đi qua với chiều dài gần 28 km, nối thành phố Hồ Chí Minh với Campuchia thông qua cửa khẩu Mộc Bài.

**Tây Ninh có 2 tuyến sông chính là tuyến

Song SG

sông Sài Gòn và

Song Vam Co

tuyến sông Vàm Cỏ Đông.

D.Văn hóa & Xã hội

Kien truc Cham

Kiến trúc Chàm, nền văn minh Chàm và dân tộc Khmer được đánh giá cao như là một xã hội văn minh sớm xuất hiện ở miền Nam Việt Nam.

DT Khomer

Tây Ninh hiện còn xót lại 2 trong 3 tháp cổ ở vùng đất nam bộ của nền văn hóa Óc- Eo(Vương quốc Phù Nam tồn tại từ thế kỷI đến thế kỷ VIII)

nền văn hóa Óc- Eo

hầu như còn nguyên vẹn là

thap chot mat

Tháp Chót Mạt ở xã Tân Phong huyện Tân Biên và Tháp Bình Thạnh huyện Trảng Bàng

Hiện Tây Ninh có 21 dân tộc cùng chung sống,dân tộc Tà Mun (hình như là hậu duệ của Vương quốc Phù Nam)ở Tây Ninh đang làm thủ tục để công nhận là dân tộc thứ 55 của Việt Nam.

E.Du lịch

Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

nui Ba den

Núi Bà Đen cao 986m là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam và là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng,

Đong kim quang

ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang 

nui Ba den3

và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng.

Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Đài với Tòa Thánh Tây Ninh nguy nga, tráng lệ.

toa thanh tay ninh

Ngoài ra còn có đạo Phậtđạo Kitôđạo Hồi và nhiều đạo khác. Tây Ninh còn là nơi có hồ thủy lợi nhân tạo từng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đó là hồ Dầu Tiếng.

F.Ẩm thực

Tây Ninh nổi tiếng với các loại đặc sản sau đây:

  • Bánh Tráng phơi sương:

banh trang phoi suong

Loại đặc sản này ngày nay đã được sản xuất ở nhiều địa phương trong tỉnh và được sản xuất công nghiệp, nhưng nó vẫn gắn liền với địa danh Trảng Bàng. Trước năm 1980, Bánh Tráng Trảng Bàngđược sản xuất từ củ sắn (khoai mì). Nhưng ngày nay thì chỉ được sản xuất từ lúa gạo. Để làm ra Bánh Tráng phơi sương phải qua nhiều công đoạn khá công phu và cầu kỳ.

  • Bánh Canh thịt heoTrảng Bàng:

banh canh trang bang

Bánh Canh Trảng Bàng là một loại thức ăn nổi tiếng của Tây Ninh có từ rất lâu đời. Nó đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân thân thuộc đối với khách du lịch.

  • Muối tôm: là một đặc sản rất nổi tiếng của Tây Ninh.

Muoi Tôm

  • Mãng cầu Bà Đen(trái na):

mang cau ba den

được trồng tại khu vực gần núi Bà Đen của Tây Ninh. Cùng với việc chọn thời vụ canh tác, xử lý ra hoa vào các tháng khác nhau mà trái mãng cầu có quanh năm. Ngay cả các tháng 3-4-5, sản lượng cũng đạt gần 1.000 tấn/tháng.

  • Bánh tráng trộn

banh trang tron

  • Thằn lằn núi và ốc núi cũng là đặc sản nỗi tiếng của Tây Ninh

than lan nui ba den oc nui

  • Cá Cầy trên sông Vàm cỏ Đông

Cá Cầy

  • hay cá Lăng trong lòng hồ Dầu Tiếng cũng là những món ăn đặc sản Tây Ninh.

ca lang ho dau tieng

  • Bánh xèo Lò Gò- Xa Mát:

banh xeo

  • đặc biệt bánh xèo ở đây khác ở các nơi khác là bột làm bằng gạo từ giống lúa xưa của dân tộc Khơ me, nhân bánh là hổn hợp của măng rừng và gà rừng lai, kết hợp với hơn 18 loại rau rừng đặc sản của Vườn Quốc gia.