SÀI GÒN – HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG

BanDo SG

Sài Gòn – nay gọi là Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế và văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của nước này. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương được xếp loại đô thị loại đặc biệt của Việt Nam (cùng với thủ đô Hà Nội).

Địa Lý

Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′ Đông.

+Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.

+Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.

+Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.

+Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

+Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. 

Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:

  • Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.
  • Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.
  • Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
  • Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.

KHÍ HẬU

Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, cũng như một số tỉnh Nam bộ khác Sài Gòn KHÔNG có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm (mùa khô ít mưa). Trong năm Sài Gòn có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt.

#Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11(khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều).

#Mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít).

VĂN HÓA 

Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gòn luôn là một thành phố đa dạng về văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân tộc khác nhau: KinhHoaChăm… Thời kỳ thuộc địa rồi chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn hấp thụ thêm nền văn hóa Âu Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có một nền văn hóa đa dạng hơn.

LỊCH SỬ

1.Thời kỳ hoang sơ

+Con người xuất hiện ở khu vực Sài Gòn từ khá sớm. Các cuộc khai quật khảo cổ trên địa phận Sài Gòn và khu vực lân cận cho thấy ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí. Những cư dân cổ từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp.

+Văn hóa Sa Huỳnh từng tồn tại trên khu vực này với những nét rất riêng. Thời kỳ văn hóa Óc Eo, từ đầu Công Nguyên cho tới thế kỷ 7, khu vực miền Nam Đông Dương có nhiều tiểu quốc và Sài Gòn khi đó là miền đất có quan hệ với những vương quốc này.

+Sau khi Đế quốc Khmer hình thành, lãnh thổ miền Nam Đông Dương thuộc quyền kiểm soát của đế chế này. Tuy nhiên, dân cư của Đế quốc Khmer sống ở vùng này rất thưa thớt, không có khu dân cư lớn nào hình thành tại đây. Sau khi Đế quốc Khmer sụp đổ, vùng đất này cũng trở thành vô chủ (không thuộc một nhà nước nào).

+Cho đến trước thế kỷ 16, vị trí tiếp giáp với các quốc gia cổ cũng khiến Sài Gòn trở thành nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư. Sài Gòn – Gia Định vẫn là địa bàn của một vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.

2.Khai phá

Ban-do-sai-gon-1815

Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Khmer, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.Giai đoạn từ 1623 tới 1698 được xem như thời kỳ hình thành của Sài Gòn sau này.

3.Thời kỳ thuộc Pháp

Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, người Pháp gấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa.

Rất nhanh chóng, các công trình quan trọng của thành phố, như Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Dinh Toàn quyền, được Pháp thiết kế và huy động nhân công xây dựng.

Hinh-anh-nhung-nam-dau-cua-Thuong-xa-Tax-4 Saigon_halles_cen

Thành phố Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình châu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ quan công vụ như: dinh thống đốc, nha giám đốc nội vụ, tòa án, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục…

saigon2-48 anh-hiem-ve-cac-quan-ca-phe-sang-nhat-sai-gon-xua-hinh-2

4.Về danh hiệu Hòn Ngọc Viễn Đông

++Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về hành chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo dục của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, được Pháp mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” (“la perle de l’Extrême-Orient”) hoặc một “Paris nhỏ ở Viễn Đông” (“le petit Paris de l’Extrême-Orient”).

++Tuy được Pháp gọi là “hòn ngọc Viễn Đông” nhưng thực ra thời ấy Sài Gòn rất nhỏ, chỉ cần đi xa 20 km là có thể săn thú rừng. Theo quy hoạch của Pháp, Sài Gòn khi đó chỉ rộng khoảng 3 km2; gần bằng một nửa Quận 1 hiện nay (rộng khoảng 8 km2), bao bọc bởi sông Sài Gòn – Nguyễn Thái Học – Nguyễn Thị Minh Khai – rạch Bến Nghé. Chính quyền thuộc địa Pháp tập trung tất cả những gì sang trọng, giàu có nhất mà họ có được ở diện tích 3km2 này, phần còn lại của Sài Gòn thì vẫn còn rất hoang sơ, đầm lầy ngổn ngang.

5.Đô Thành Sài Gòn

sai-gon158-giaoduc.net.vn

Từ năm 1949, Sài Gòn đã là thủ đô của Quốc gia Việt Nam. Đến năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn khi đó là thành phố lớn nhất tại miền Nam Việt Nam đã được chọn làm thủ đô với tên gọi chính thức “Đô thành Sài Gòn

Vào nửa cuối thập niên 1950, nhờ viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Sài Gòn trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí tại miền Nam Việt Nam, là thành phố lớn nhất của kinh tế Việt Nam Cộng hòa.

sai-gon1-giaoduc.net.vn

Trung tâm thành phố có một số công trình, khu phố được xây dựng to đẹp và sang trọng, tuy nhiên, các công trình này chủ yếu do Pháp xây dựng từ thập niên 1940, các khu nhà mới rất ít được xây dựng kể từ sau năm 1950, trong khi đó dân cư nông thôn đổ về thành thị tìm việc và tránh chiến sự khiến Sài Gòn dần trở thành một khu ổ chuột khổng lồ.

sai-gon91-giaoduc.net.vn sai-gon-xua-1

Khu ổ chuột cạnh một con kênh ô nhiễm ở Sài Gòn năm 1956. Những khu ổ chuột như thế này lan rộng khắp Sài Gòn trong thập niên 1960

Kenh_nuoc_den,_Sai_Gon_1956

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhiều thường dân ở thành phố hoặc binh lính, sĩ quan, viên chức Việt Nam Cộng hòa và những người cộng tác với Mỹ đã ra nước ngoài định cư.Cũng trong thời gian này, ước tính 700.000 người khác được vận động đi kinh tế mới; nền văn hóa có ảnh hưởng phương Tây bị lu mờ rồi tàn lụi.

3004

20 năm chiến tranh đã để lại cho Sài Gòn nhiều di sản nặng nề về xã hội. Theo một thống kê, dân số Sài Gòn năm 1975 có khoảng 4 triệu, thì trong số đó đã có tới 150.000 người nghiện heroin, 500.000 gái mại dâm và gái quán bar, và khoảng 800.000 trẻ mồ côi lang thang trên các đường phố.

 

6.Thành phố Hồ Chí Minh

tphcm-0

**Từ 30 tháng 4, 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị xóa bỏ và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam quản lý miền Nam. Đô Thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định và 2 quận Củ Chi và Phú Hòa kế cận dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa được hợp nhất thành 1 đơn vị hành chính gọi là thành phố Sài Gòn – Gia Định.

**Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành “Thành phố Hồ Chí Minh“, theo tên của chủ tịch nước đầu tiên, Hồ Chí Minh.

GIAO THÔNG VẬN TẢI

 Đường bộ

Những năm gần đây hạ tầng đường bộ của thành phố đã có nhiều đổi thay ngoạn mục. Hiện nay, Thành phố được kết nối với các vùng qua hai đường cao tốc chính–Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương.

Ngoài ra, các tuyến Quốc lộ và Xa lộ cửa ngõ cũng đã được đầu tư mở rộng đáng kể, như tuyến Đại lộ Nguyễn Văn Linh (Nam Sài Gòn), Xa lộ Hà Nội (đi Biên Hoà) và Đại lộ Đông – Tây cùng Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn.

Thành phố cũng đầu tư nhiều cầu lớn để tăng cường giảm tải lưu lượng xe cộ ra ngoại thành, tiêu biểu là Cầu Phú Mỹ, Cầu Sài Gòn 2 và Cầu Thủ Thiêm.

Đường sắt

Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến nội ô và khu vực phụ cận do Xí nghiệp Liên hiệp đường sắt 3 quản lý, tuyến Bắc – Nam và một vài đoạn đường chuyên dụng, hiện hầu như đã ngưng khai thác.

Trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng Thần và Sài Gòn. Bên cạnh đó còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp

Đường thuỷ

Thành phố hiện có tuyến đường thuỷ chở hành khách liên tỉnh là tuyến tàu cánh ngầm nối Cảng Nhà Rồng với Cảng Cầu Đá, Thành phố Vũng Tàu. Ngoài ra còn có khoảng 50 bến đò, phà phục vụ giao thông hành khách, trong đó lớn nhất là Phà Cát Lái nối Quận 9 với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có bốn cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước

Đường hàng không

Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất nằm trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố chỉ 5 km. Đây là sân bay lớn nhất Việt Nam và là cửa ngõ hàng không quốc tế lớn của khu vực Đông Nam Á.

Trong tương lai, khi Sân bay quốc tế Long Thành được hoàn tất xây dựng và mở cửa, sân bay này sẽ gánh một lượng hành khách đáng kể từ Tân Sơn Nhất, giúp giảm tình trạng quá tải hiện tại.

——————-

CÁC ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN TẠI TPHCM

VEN SÔNG SÀI GÒN

song sg

Khu vực sầm uất nhất ven sông Sài Gòn là đường Tôn Đức Thắng, cũng thuộc trung tâm TP.HCM. Con đường này có những khách sạn và những nhà hàng cao cấp, từ đó có thể ngắm cảnh sông Sài Gòn thi vị vào các buổi chiều.

ven song

Ở đây có bến tàu để du khách tham gia một chuyến du ngoạn sông Sài Gòn hoặc thử cảm giác ăn tối tại các nhà hàng nổi trên sông.

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ

nhathodatba

Tọa lạc ngay trục đường chính ở trung tâm thành phố, hiện nay nhà thờ Đức Bà dần trở thành biểu tượng của thành phố Sài Gòn. Nơi đây nổi bật với kiến trúc Châu Âu kết hợp phong cách Roman và Gothic tuyệt đẹp, cùng cặp chuông lớn nhất Việt Nam. Nhà thờ Đức Bà là ngôi thánh đường đẹp nhất và quan trọng nhất của giáo phận Sài Gòn, niềm tự hào của người dân thành phố. Khu vực xung quanh nhà thờ Đức Bà có cảnh quan đẹp nhất tại Sài Gòn.

Vẻ đẹp cổ kính của Nhà Thờ Đức Bà.

Giờ mở cửa: Tham quan: Sáng 8h30 – 10h00, chiều 14h30 – 15h30 (Thứ 2 – Thứ 6);

Thời gian diễn ra Thánh lễ: Sáng 5h30, chiều 17h00 (T2 – T7), Chủ nhật.: 5h30, 6h30, 7h30, 9h30 (dành cho người nước ngoài), 16h00, 17h00, 18h30;

Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, P.Bến Nghé, Q.1.

ho con rua

(Hồ Con Rùa)

Đây là khu vực trung tâm thuộc Q.1, TP.HCM. Khu vực Nhà Thờ thể hiện rõ rệt “tính cách” của thành phố Sài Gòn. Gần nhà thờ cổ kính là hình ảnh đối lập với những tòa cao ốc bê tông cốt thép thời hiện đại. Từ nhà thờ Đức Bà, bạn có thể sang thăm dinh Độc Lập, mua sắm ở Diamond Plaza, dạo phố Đồng Khởi, qua Hồ Con Rùa, uống cà phê bệt ở đường Hàn Thuyên…

6(314)

Thảo Cầm Viên Sài Gòn

thaocamvien

Thảo Cầm Viên Sài Gòn (tên gọi tắt: Thảo Cầm Viên, người dân quen gọi Sở thú) là công viên bảo tồn động vật – thực vật ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là vườn thú có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới.

kham-pha-thao-cam-vien-sai-gon-2

hotrang

Khuôn viên rộng lớn này hiện tọa lạc gần hạ lưu kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè với hai cổng vào nằm ở số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và số 1 đường Nguyễn Thị Minh Khai phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ mở cửa : 7h – 18h30 hàng ngày

Giá vé :

Người lớn 50.000 đ (trên 1m3) ;

Trẻ em (1m~1m3) : 30.000đ ;

Trẻ em dưới 1m3 miễn vé.

 

Nhà hát Hòa Bình Thành Phố

nhahtathanhpho

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (hay thường được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn) là một nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

nahatthanhpho

Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm tham quan của thành phố này.

BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ

BDTP

Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891 với phong cách châu Âu theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông.

BDTP2

Bên ngoài, phía trước tòa nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình các nam nữ đội vòng nguyệt quế, trên vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn. Vào phía trên trong, hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử mang tên: Saigon et ses environs, 1892 và Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge, 1936.

buu-dien-3

Tòa nhà nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà. Đây cũng là điểm tham quan cho khách du lịch khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

UBND_TPHCM

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan hành chính nhà nước nằm trong hệ thống hành chính Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan hành chính nhà nước địa phương ở thành phố Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân thành phố và cơ quan nhà nước ở Trung ương. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bầu ra và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

HỘI TRƯỜNG THỐNG NHẤT (DINH ĐỘC LẬP)

quang-canh-phia-truoc-dinh-doc-lap-1152

Công trình được thiết kế theo phong thuỷ và kiến trúc phương Đông nhưng lại rất hiện đại. Tham quan dinh Độc Lập, du khách có thể chiêm ngưỡng tận mắt nhiều vật phẩm từ chế độ cũ cũng như những chứng tích ghi dấu thời khắc ngày độc lập 30.4.1975.

dinh_doc_lap_0_zing

Giờ mở cửa: Sáng 7h30 – 11h00, chiều từ 13h00 – 16h00 (hàng ngày).

Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Nghé, Q.1.

Giá vé: Người lớn:30.000VND/người/lần, sinh viên: 15.000VND/người/lần, học sinh: 3.000VND/người/lần, khách theo đoàn từ 20 người sẽ được giảm 1/3 giá vé.

Gửi xe máy tại: Cổng Dinh Độc Lập bên đường Nguyễn Du, bãi gửi xe ở công viên Tao Đàn trên đường Huyền Trân Công Chúa.

PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN HUỆ

1_vp_yipv

Đây là con đường thuộc khu vực trung tâm TP.HCM, hai bên đường có nhiều khách sạn, khu mua sắm cao cấp, một số căn đã tồn tại từ hàng trăm năm nay, mang dáng dấp kiến trúc châu Âu cổ điển. Đi thẳng đường Nguyễn Huệ theo hướng Đông Nam bạn sẽ đến con đường Tôn Đức Thắng ở ven sông Sài Gòn.

nhacnuoc

Đặc biệt, mỗi dịp Tết Âm lịch hàng năm, đường Nguyễn Huệ trở nên vô cùng rực rỡ, nơi muôn hoa tụ hội về khoe sắc đón xuân. Đường hoa được trưng bày trong khoảng 7 – 10 ngày, thường từ 28 tháng chạp đến mùng 5 Tết.

Đường hoa Nguyễn Huệ đông vui và rực rỡ sắc màu vào dịp tết.

CHỢ BẾN THÀNH

chosaigon_16

Có từ thế kỷ thứ 19, chợ Bến Thành như một nhân chứng lịch sử qua nhiều biến động của thời cuộc. Chợ có 4 cổng Đông-Tây-Nam-Bắc quay ra các con đường chính ở trung tâm Sài Gòn. Đến đây, du khách có thể mua sắm rất nhiều các sản phẩm lưu niệm, vải vóc, quần áo, đồ thủ công mỹ nghệ.

Vẻ đẹp của chợ Bến Thành vào buổi tối.

Giờ mở cửa: 7h00 – 19h00 hàng ngày;

Địa chỉ: Nằm giữa các đường Phan Bội Châu – Phan Chu Trinh – Lê Thánh Tôn – Công trường Quách Thị Trang, P.Bến Thành – Q.1.

BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bảo tàng lịch sử Việt Nam được xây dựng năm 1929, tiền thân là Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Đến tham quan tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng, tìm hiểu về hàng chục ngàn hiện vật rất có giá trị Ngoài ra, bảo tàng còn có trên 25.000 sách báo và tài liệu quý cho việc nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tàng học…

Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

 Giờ mở cửa: Sáng 8h00 – 11h30; chiều 13h30 – 16h30 (T3 – CN); Vé vào cổng: 2.000VND/người lớn, 1.000VND/trẻ em (khách Việt), 15.000VND/người (khách nước ngoài); Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Bến Nghé, Q.1 (bên cạnh Thảo cầm viên).

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Du khách đến đây sẽ cảm nhận chân thực nhất về một thời kỳ chiến tranh ác liệt, để thêm trân trọng những gì đang có ở hiện tại. Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn “chuồng cọp” được xây dựng đúng kích thước ở nhà tù Côn Đảo. Ngoài ra còn có phòng trưng bày về Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đề quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch…

Bảo tàng chứng tích chiến tranh.

 Giờ mở cửa: Sáng 7h30 – 12h00, 13h30 – 17h00 (hàng ngày); Vé vào cổng: 15.000VND/lượt/người (khách nước ngoài), 2.000VND/lượt (khách Việt Nam); Địa chỉ: Số 28 đường Võ Văn Tần, Q.3.

KHU PHỐ TÂY

“Phố Tây” gồm đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám và các khu phố lân cận tại trung tâm của Q.1, TP.HCM. Địa danh này đã được tạp chí du lịch nổi tiếng Lonely Planet đưa vào danh sách hướng dẫn cho du khách khi đến tham quan TP.HCM. Phố Tây ở rất gần chợ Bến Thành, bến xe buýt chung chuyển khách đi khắp thành phố.

bui vien kham-pha-khu-pho-tay-pham-ngu-lao-3

KHU NGƯỜI HOA – Chợ Lớn

cho binh tay

Khu phố người Hoa là trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất ở Sài Gòn. Nơi đây cũng là khu vực sinh sống tập trung đông đúc của người Hoa tại miền Nam. Tại đây bạn có thể thưởng thức một nền ẩm thực hết sức phong phú, có những món ăn mang đậm phong cách Trung Hoa nhưng cũng có những món ăn đã được thay đổi đôi chút cho phù hợp với người Việt Nam.

f17pho-long-den-luong-nhu-hoc-1 16417973451_c0c53ffa51_b

Xung quanh khu phố người Hoa là các chợ bán buôn và bán lẻ lớn nhất như chợ Bình Tây, chợ Kim Biên, chợ vải Soái Kình Lâm…

0506

CHỢ BÌNH TÂY (CHỢ LỚN)

cho binh tay

Nằm trong Khu phố người Hoa, Chợ Lớn là khu chợ đầu mối cung cấp hàng hóa cho nhiều tỉnh thành tại Nam Bộ và cả nước. Hàng hóa có từ thực phẩm khô, ngũ cốc, hải sản khô đến quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em Thuộc khu vực có nhiều người Hoa sinh sống nên nhiều tập tục sinh hoạt, cung cách hoạt động của Chợ Lớn cũng bị ảnh hưởng nhiều.

zing

Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 hàng ngày; Địa chỉ: 57A Tháp Mười, P.12, Q.6

DU THUYỀN DỌC SÔNG SÀI GÒN

Dòng chảy quanh co uốn lượn của sông Sài Gòn qua địa bàn thành phố dài 37km chính là một không gian cảnh quan rất đẹp. Hãy thử một lần trải nghiệm chuyến du thuyền ven sông, bạn sẽ được khám phá những nét rất riêng của Sài Gòn với cảnh đẹp dân dã, man mác của sông nước giữa chốn đô thị náo nhiệt. Các hình thức tham quan gồm có: du ngoạn trên thuyền dọc sông đến Nhà Bè, Cần Giờ; Ca nô đi Lái Thiêu; ngoạn cảnh kèm ăn tối trên tàu nhà hàng Tùy thuộc theo chất lượng dịch vụ, chi phí cho một chuyến du ngoạn dọc sông Sài Gòn giá từ 80.000VND/người trở lên.

Địa chỉ: Nhiều chuyến du ngoạn trên sông Sài Gòn bắt đầu từ bến cảng Bạch Đằng trên đường Tôn Đức Thắng (Q.1, TP.HCM) hoặc cảng Sài Gòn ở số 3 Nguyễn Tất Thành, Q.4, TP.HCM.

Đi thuyền tham quan sông Sài Gòn vào buổi tối.

HẦM THỦ THIÊM

Hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á và toàn tuyến Đại lộ Đông Tây TP. HCM khánh thành ngày 20/11.

Hầm Thủ Thiêm

CẦU THỦ THIÊM

Với vị trí đắc địa nằm vắt ngang khúc sông Sài Gòn uốn lượn quanh khu trung tâm TPHCM tuyệt đẹp, cầu Thủ Thiêm đã dần dần trở thành điểm đến ưa thích của các bạn trẻ Sài thành hiện nay, không thua kém gì cà-phê bệt ở nhà thờ Đức Bà.

Sau một ngày làm việc vất vả, cầu Thủ Thiêm quả là nơi gặp nhau tuyệt vời giữa vô vàn quán cà-phê sang trọng. Đứng trên cầu, vừa ngắm nhìn cảnh thành phố về đêm lấp lánh ánh đèn vừa khoan khoái đón những làn gió lộng mát rượi, thật sự rất dễ chịu. Đó thật sự là 1 sự trải nghiệm mà du khách không nên bỏ qua.

Một góc cầu Thủ Thiêm.

CẦN GIỜ

cangio2 cango

Cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, Cần Giờ vừa có rừng, vừa có biển nên rất sẵn hải sản tươi sống.

Ngoài ra cũng có nhiều điểm tham quan khá hấp dẫn như rừng ngập mặn Vàm Sác, Đảo Khỉ, khu du lịch và bãi biển 30 Tháng 4, Lăng Ông Thủy Tướng Nam Hải… Hàng năm vào ngày 16/8 âm lịch lễ hội Nghinh Ông tổ chức rất trọng thể tại đây với hàng trăm ghe tàu tham dự.

doi-nghe_135719923412

lam_vien_dao_khi_1 7-4

KHU DU LỊCH SUỐI TIÊN

THIEN-TIEN-MON4

Nằm ở cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 19km, Suối Tiên là điểm vui chơi giải trí thu hút nhiều khách du lịch khi đến với TP.HCM. Suối Tiên còn là nơi giáo dục văn hoá lịch sử qua những khu tham quan xây dựng dựa trên ý tưởng các truyền thuyết, huyền tích của dân tộc và tư tưởng đạo học phương Ðông.

bien-tien-dong-suoi-tien

Giờ mở cửa: 8h00 – 17h30 (T2 – T6), 8h00 – 18h00 (T7 và CN), 6h30 – 22h00 (Lễ Tết).

Vé vào cổng : 60.000VND/người lớn, 30.000VND/trẻ em; Vé các trò chơi: 5.000 – 40.000VND/lượt;

Địa chỉ: 120 Xa Lộ Hà Nội, P.Tân Phú, Q.9; Di chuyển từ chợ Bến Thành: Đi bằng xe Buýt số 19 hoặc đi xe máy qua hầm Thủ Thiêm, thẳng xa lộ Hà Nội là đến.

Một khu vui chơi trong khu du lịch Suối Tiên.

ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

điaao

Địa đạo Củ Chi cách TP.HCM 70 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến ác liệt suốt 30 năm. Địa đạo Củ Chi khiến thế hệ ngày nay thán phục bởi công trình nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như màng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km.

Du khách nước ngoài đang thăm quan Địa đạo Củ Chi.

Địa đạo Củ Chi có hai điểm:

Địa đạo Bến Dược: Căn cứ Khu ủy & Quân khu Sài Gòn – Gia Định được bảo tồn tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Đường đi: Tuyến 13 và 79, đón xe buýt số 13 từ Bến Thành đi bến xe Củ Chi, sau đó đón xe 79 từ bến xe Củ Chi đến Bến Dược.

Địa đạo Bến Đình: căn cứ Huyện ủy huyện Củ Chi được bảo tồn tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. Đường đi: Du khách đón tuyến xe buýt số 4 từ Bến Thành đến Bến đi An Sương. Sau đó tiếp tục đón tuyến 122 từ Bến xe An Sương đi An Nhơn Tây, xuống xe.

Lưu ý chung:

• Tổng thời gian tham quan và di chuyển: Nửa ngày

• Giá vé: 100.000VND/người nước ngoài, 20.000VND/khách Việt Nam. Vào địa đạo du khách sẽ được ăn khoai mì và uống trà miễn phí.

• Phương tiện đi lại khác: Nếu đi bằng xe máy bạn cứ đi theo lộ trình xe buýt, nếu bỡ ngỡ có thể hỏi thăm đường. Thuê taxi từ trung tâm TP đến địa đạo hết khoảng 600.000 – 700.000VND/lượt. Có thể thuê xe du lịch trọn gói giá rẻ hơn đi taxi một chút.

• Nên mang theo giầy thể thao để tiện di chuyển trong địa đạo.

 *********************************************

6 khu ẩm thực Sài Gòn

(đến phải no căng bụng mới về)

1.Khu Cô Giang, Quận 1.

Đi qua con đường này vào sau 5h chiều sẽ thấy một khoảng không lựng khói chiên xào và mùi thơm tỏa ra dọc đường đi. Dù vậy những hàng quán ở khu Cô Giang, quận 1 chỉ là những chiếc bạt dựng tạm cùng mấy bộ bàn ghế nhựa. Đồ ăn ở đây khá đa dạng trong đó các món dễ tìm nhất là cơm gà xối mỡ, bò né, bò nướng lá lốt, mì xào giòn.

bo ne

bo nuong la lot

Bởi nằm gần phố Tây Bùi Viện, nên ngồi ăn trong quán không chỉ có người Việt Nam chính hiệu mà khách ngoại quốc thích khám phá cũng chiếm phân nửa ở đây.

mi-xao-gion-thap-cam com ga

2.Hẻm 76 Hai Bà Trưng, Quận 1.

chao long

Hiếm có nơi nào mà chỉ với 2 phút đi bộ, bạn đã có thể thấy gần 20 loại món ăn thỏa mãn cơn đói mà giá cả lại chỉ từ 10.000 – 15.000 mỗi món, từ cơm rang, bún Thái, bánh hỏi cho đến cháo lòng, nui xào, bắp xào, súp cua như ở hẻm 76 này.

bun thai

Đây là địa chỉ nằm lòng của những nhân viên làm việc tại các tòa nhà và trung tâm thương mại ở quận 1, đặc biệt là các bạn trẻ đi làm thêm.

sup cua

Mở cửa lúc 3h, nhưng vì tiện lợi như vậy, nên đến giờ cao điểm vào khoảng 4h30 đến 5h, khi người mua ùa vào như lũ bão thì chỉ tầm 1 tiếng sau là đồ ăn trên các gánh hàng cũng bay biến hết. Hẻm nhỏ nên cũng khá chật chội, vi vậy tốt nhất bạn nên mua về hoặc đến một chỗ khác ngồi ăn cho thư thả.

bap_xap_tom_bo_08

3.Hẻm 51 Cao Thắng.

Hẻm số 51 Cao Thắng (Quận 3) từ lâu đã quá nổi tiếng và quen thuộc với những “tín đồ” mê ăn uống ở Sài thành bởi mức giá bình dân mà lại có đủ món ngon để lựa chọn.

cavienchien

Con hẻm ẩm thực này có đủ món từ ăn chơi đến ăn no, hay thậm chí là món ăn đặc sản. Các món ăn tiêu biểu ở hẻm này có thể kể đến như phá lấu, hột vịt lộn, trứng cút lộn, cá viên chiên, mì xào, há cảo, cháo tiều…

vitlon

chao tieu

Nổi tiếng bậc nhất trong hẻm ẩm thực này phải kể đến quán cháo Tiều. Cháo Tiều với nhiều loại cháo ngon như cháo nấm thịt, cháo thập cẩm, cháo mực… Tuy nhiên cháo Tiều không rẻ với mức giá từ 30.000 – 60.000 đồng/tô.

phalau

hâco

Phá lấu là món ăn quen thuộc của người Hoa, nay trở thành món ăn vặt ưa thích của người Sài Gòn. Tại hẻm 51 Cao Thắng, món này ăn kèm với bánh mì với giá 23 ngàn/phần. Từng miếng phá lấu được ninh mềm vừa tới, vẫn còn độ sừng sực khi ăn.

sinh to

Ngoài những món trên, con nhiều món khác như sinh tố, canh bún, bánh tráng nướng, súp cua, bánh flan, các loại lẩu… Những quán ăn vặt ở đây đều rất thích hợp để tụ tập nhóm bạn bởi giữa không gian của nhiều người trẻ và những món quà vặt ngon, câu chuyện vì thế cũng trở nên thoải mái và rôm rả hơn hẳn.

4.Hẻm 284, Lê Văn Sỹ, Quận 3.

93621db46e68da1319e63d9b9f106f480bc34a5a

Học sinh, sinh viên và dân văn phòng khu quận 3 không thể nào không biết đến hẻm 284 Lê Văn Sỹ nơi vốn nổi tiếng với các món ăn miền Trung. Hẻm này nhỏ nhưng đồ ăn chất. Mỗi loại món ăn chỉ có một hàng bán, nhưng món nào ra món đấy.

mon-ngon-hue-ngay-tet1

Hút khách nhiều nhất chắc chắn là hàng bán món Huế phía gần đầu hẻm. Từ bún mắm nêm, cơm hến, bánh canh cá lóc, đến bánh nậm bánh lọc đều khiến người ăn phải suýt xoa mê mẩn. Cộng thêm giá cả dễ chịu, chỉ từ 15.000 -20.000 1 phần ăn, nên người ta cũng chẳng ngần ngại gì gọi thêm nhiều món nữa. Bởi vậy mà mở bán từ chiều, nhưng tầm khoảng 9h thì quán đã hết sạch.

bokho 1-075102434

San sát đó là các hàng bún thịt nướng, bún riêu cua, cơm gà xối mỡ, không phải là quán nổi tiếng nhưng khách quen đổ đến nườm nượp, chủ quán phải bán liền tay mới kịp.

5.Hẻm 200 Xóm Chiếu, Quận 4.

200xomchieu
Khu Xóm Chiếu nói chung đã là một thiên đường ăn uống, nhưng làm thỏa mãn thực khách nhất thì không nơi nào khác ngoài con hẻm số 200.
botchien
Bột chiên, gỏi cuốn, súp cua đặc biệt là phá lấu là thứ có thể dễ dàng tìm kiếm ở nơi đây. Hẻm đã tấp nập từ 16h chiều mỗi ngày và buôn bán rôm rả đến tận khuya. Chỉ cần vài chục ngàn đi từ đầu hẻm đến cuối hẻm, chắc chắn là bạn sẽ no căng cả bụng đấy.
goi cuon

6.Khu sủi cảo Hà Tôn Quyền, Quận 11.

hatonquyen
Nói đến sủi cảo, nghĩ ngay đến Hà Tôn Quyền. Nằm ngay giữa khu vực sinh sống của công đồng người Hoa tại Sài Gòn, đây là nơi người ta thường tìm đến để thưởng thức một tô sủi cảo ngon lành, đúng vị.
suicao1
Đến đây bạn có thể được thưởng thức sủi cảo với đủ cách chế biến, kết hợp phong phú. Sủi cảo nhân tôm thịt, kết hợp thêm với các nguyên liệu khác cho ra sủi cảo tôm, sủi cảo tim gan cật… ăn kèm với nước dùng thanh thanh và rau cải. Một tô sủi cảo thập cẩm có thể làm thỏa mãn trí tò mò của những người đi ăn lần đầu.
suicoa2
sui cao

 

 

 

 темные помадыsexy girls having sex with menвк поичк