Gia Lai
Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 Việt Nam, nguồn gốc tên gọi bắt nguồn từ chữ Jarai, tên gọi của một dân tộc bản địa có số dân đông nhất trong tỉnh, cách gọi này vẫn còn giữ trong tiếng của người Eđê, Bana, Lào, Thái Lan và Campuchia để gọi vùng đất này là Jarai, Charay,Ya-Ray có nghĩa là vùng đất của người Jarai, có lẽ ám chỉ vùng đất của Thủy Xá và Hỏa Xá thuộc tiểu quốc Jarai xưa.
Vị trí địa lý
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía bắc cao nguyên Trung Bộ thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam trên độ cao trung bình 700 – 800 mét so với mực nước biển.
- Phía đông của tỉnh giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên
- Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km.
- Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk,
- Phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum.
Điều kiện tự nhiên
Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc Địa khối Kon Tum. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và nghiêng từ đông sang tây, với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Địa hình Gia Lai có thể chia thành 3 dạng chính là địa hình đồi núi, cao nguyên và thung lũng.
Trong đó, Cao nguyên là dạng địa hình phổ biến và quan trọng của Gia Lai, với hai cao nguyên là Cao nguyên Kon Hà Nừng và Cao nguyên Pleiku.
Địa hình thứ hai là địa hình đồi núi, chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh ,phần lớn nằm ở phía bắc, địa hình núi phân cách mạnh, bề mặt các dạng địa hình khác của Gia Lai như các cao nguyên, những thung lũng đồng bằng cũng đều rải rác có núi.
Địa hình thứ ba là Các vùng trũng, những vùng này sớm được con người khai thác để sản xuất lương thực. Hầu hết các vùng trũng nằm ở phía đông của tỉnh.
Khí Hậu
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 250C.Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Giao thông
Giao thông Gia Lai khá thuận lợi không những về đường bộ mà còn cả đường hàng không.
- Tỉnh có Quốc lộ 14 nối các tỉnh Đắk Lắk, Kontum thông đến Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt tuyến đường Hồ Chí Minh
- Các tuyến Quốc lộ 19 xuống thành phố Quy Nhơn, thuộc Bình Định, Quốc lộ 25 đến Tuy Hoà, thuộc địa phận tỉnh Phú Yên.
Ngoài ra, Sân bay Pleiku của Gia Lai, có đường bay nối Pleiku với các thành phố lớn là Đà Nẵng,Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Du lịch
Tiềm năng du lịch của Gia Lai rất phong phú, đa dạng với núi rùng cao có nhiều cảnh quan tự nhiên và nhân tạo.
Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vậtphong phú, nhiều
ghềnh thác,
suối,
hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng, ngoài ra có
chùa Minh Thành (Gia Lai).
Nhiều đồi núi như
cổng trời Mang Yang,
đỉnh Hàm Rồng.
Các cảnh quan nhân tạo có các rừng cao su
, đồi chè,
cà phê bạt ngàn.
Kết hợp với tuyến đường rừng, có các tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông,
cưỡi voi xuyên rừng,v.v…
Ngoài ra, Gia Lai còn có nền văn hoá lâu đời của đồng bào dân tộc, chủ yếu là dân tộc Giarai và Bana thể hiện qua kiến trúc
nhà rông
, nhà sàn,
nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ..
Các nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc thiểu số như
Cồng chiêng,
Đàn đá,
Đàn K’ni,
K’lông pút,
Đàn Goong,
T’rưng
Các lễ hội như
Lễ hội đâm trâu,
Lễ ăn cơm mới,
Lễ bỏ mả..
Ngoài ra, Tỉnh còn có các móm đặc sản như
Rượu cần,
Cơm cháy – Rượu nếp,
Phở khô (Loại phở hai tô) và
điêu khắc nổi tiếng là Tượng nhà mồ.