Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam.Đây là tỉnh có dân số đông thứ nhì miền nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh) có diện tích lớn thứ nhì ở miền đông (sau Tỉnh Bình Phước) và thứ ba ở miền nam (sau Tỉnh Bình Phước và Tỉnh Kiên Giang)
Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 1A. Tỉnh được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai.
A.Vị trí địa lý
=>Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận,
=>Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh,
=>Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương
B.Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam, với địa hình tương đối bằng phẳng.
Địa hình có thể chia làm các dạng là địa hình đồng bằng, địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển, địa đồi lượn sóng, dạng địa hình núi thấp, đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm. Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc nhỏ hơn 8o, đất đỏ hầu hết nhỏ hơn 15o. Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao.
1.Khí hậu
Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa tương phản nhau là mùa khô và mùa mưa.
- Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau,
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11.
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn quốc gia Nam Cát Tiên.
C.Giao thông
# Đồng Nai là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51
# Tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua dài 87,5 km với 8 ga: Biên Hoà, Hố Nai, Trảng Bom, Dầu Giây, Long Khánh, Bảo Chánh, Gia Ray và Trảng Táo.
# Cảng hàng không quốc tế Long Thành là cửa ngõ đường hàng không vào Việt Nam cho khu vực Đông Nam Á và thế giới.
# Về giao thông đường thủy thì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 3 khu cảng gồm có Khu cảng trên sông Đồng Nai, Khu cảng trên sông Nhà Bè – Lòng Tàu, và Khu cảng trên sông Thị Vải.
D.Tôn Giáo
Đồng Nai từ lâu đời là một địa bàn sinh tụ và cư trú của nhiều dân tộc với các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, có sự giao lưu và ảnh hưởng tôn giáo lẫn nhau.
Hiện nay Đồng Nai là một địa bàn đa tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao đài, Hòa Hảo, Hồi giáo… Trong đó, Công giáo và Phật giáo là hai tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất. Công giáo tập trung đông đúc ở TP. Biên Hòa và huyện Trảng Bom.
Một số nhà thờ Công giáo ở Tỉnh Đồng Nai:
- Nhà thờ chính tòa Xuân Lộc (Thị xã Long Khánh,tỉnh Đồng Nai)
- Nhà thờ Tân Mai (Phường Tân Mai,thành phố Biên Hòa)
- Nhà thờ Phúc Hải (Phường Tân Phong,thành phố Biên Hòa)
- Nhà thờ Bùi Hiệp (Phường Tam Hiệp,thành phố Biên Hòa)
- Nhà thờ Tân Triều ( xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu)
- Nhà thờ Bùi Chu ( Bắc Sơn, Trảng Bom)
Một số ngôi Chùa ở Tỉnh Đồng Nai:
- Chùa Bửu Long (Phường Bửu Hòa,thành phố Biên Hòa)
- Chùa Long Thiền (Thành phố Biên Hòa)
- Chùa Phúc Lâm (Thành phố Biên Hòa)
- Chùa Đại Phước (Thành phố Biên Hòa)
- Chùa Phổ Quang Cổ Tự (H. Vĩnh Cửu)
E.Văn hóa & Du lịch
Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng:
Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa),
đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh,
khu du lịch Bửu Long,
khu du lịch ven sông Đồng Nai,
Vườn quốc gia Nam Cát Tiên,
làng bưởi Tân Triều,
khu du lịch sinh thái Thác Mai – hồ nước nóng,
Đảo Ó,
chiến khu Đ,
mộ cổ Hàng Gòn,
đàn đá Bình Đa,
khu du lịch thác Giang Điền,
khu du lịch Long Châu Viên (Xuân Tân, Long Khánh),
khu du lịch Vườn Xoài,
khu di tích cấp quốc gia núi Chứa Chan (núi Gia Lào),
Hồ Núi Le (Xuân Lộc).
Đồng Nai và Bình Dương là hai tỉnh miền Đông Nam Bộ có nghề nghiệp truyền thống nổi tiếng là gốm sứ.Sản phẩm gốm sứ của Đồng Nai có nhiều loại và không giống như các sản phẩm gốm sứ truyền thống khác ở miền Bắc và miền Trung.
Phương pháp nghệ thuật tạo hoa văn cho sản phẩm của gốm sứ Đồng Nai là kết hợp giữa khắc nét chìm và trổ thủng sản phẩm gốm rồi quét men nhưng không có sự phân biết nước men và màu ve.
Ngoài ra, Đồng Nai còn có nhiều nghề nghiệp tiểu thủ công nghiệp truyền thống như
đan lát, mây tre lá nhờ nguồn tài nguyên là các rừng lá buông của địa phương.