Đắk Lắk
Đắk Lắk, Darlac, Đăk Lăk hay Đắc Lắc (theo tiếng M’Nông dak Lak [daːk laːk] (phát âm gần giống như “đác lác”) nghĩa là “hồ Lắk”, với dak nghĩa là “nước” hay “hồ”) là tỉnh có diện tích lớn thứ 4 nằm ở trung tâm Tây Nguyên, Việt Nam.
Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km.
A.Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba.
=>Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà.
=>Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông.
=>Phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km.
=>Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai.
B.Giao thông
- Tỉnh Đắk Lắk có Sân bay Buôn Ma Thuột tuyến từ Buôn Ma Thuột đến các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng.
- Ngoài ra, 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với Thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Phước và Bình Dương…
- Song song với biên giới Campuchia có quốc lộ 14C. Quốc lộ 27 nối thành phố Buôn Ma Thuột với tỉnh Lâm Đồng. Quốc lộ 26 từ Đắk Lắk đi Tỉnh Khánh Hòa, nối với quốc lộ 1A tại thị trấn Ninh Hoà, huyện Ninh Hoà, Tỉnh Khánh Hòa.
Quốc lộ 29 nối thị xã Buôn Hồ với tỉnh Phú Yên tại cảng Vũng Rô.
C.Điều kiện tự nhiên
Đắk Lắk có địa hình có hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc: nằm ở phía Tay và cuối dãy Trương Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven các dòng sông chính.
Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng.
=> Vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô,
=> Vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà.
Thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 . Riêng vùng phía đông do chịu ảnh hưởng của đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng.
Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sảnvừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học, phân bố trong điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn.
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, tuy nhiên do địa hình dốc nên khả năng trữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô.
Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay còn có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo như
hồ Lắk,
hồ Ea Kao,
hồ Buôn Triết,
hồ Ea sô.
D.Văn hóa & Du lịch
Văn hóa
Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu, như các ngôn ngữ của
người Ê Đê,
người M’Nông…như các
đàn đá,
đàn T’rưng,
đàn k’lông pút…
Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Các lễ hội đáng chú ý gồm có
Lễ mừng lúa mới,
Lễ bỏ mả,
Lễ hội đâm trâu,
Lễ cúng Bến nước,
Lễ hội đua voi,
Lễ hội Cồng chiêng và
Lễ hội cà phê… được tổ chức đều đặn hàng năm như một truyền thống.
Các Di tích lịch sử tại Đắk Lắk như
Đình Lạc Giao,
Chùa Sắc tứ Khải Đoan,
Nhà đày Buôn Ma Thuột,
Khu Biệt điện Bảo Đại,
Toà Giám mục tại Đắk Lắk,
Hang đá Đắk Tur và
Tháp Yang Prong…
Du lịch
Du lịch Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh như
hồ Lắk,
Thác Gia Long,
cụm du lịch Buôn Đôn,
Thác Krông Kmar,
Thác Diệu Thanh,
Thác Tiên Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin,
Easo.
Ngày nay còn chuộng thêm khu du lịch Ko Tam