Xe du lịch Sài Gòn đi Sóc Trăng– Từ xưa tới nay, đặc sản Sóc Trăng luôn là nét hấp dẫn riêng biệt hấp dẫn khách thập phương đến với mảnh đất miền Nam này. Ai đã một lần đặt chân tới đây, chắc chắn sẽ không quên được dư vị của những thức quà giản dị nhưng khó tìm này.
Đặc sản thưởng thức
Cá bống sao kho khô
Cá bống sao là món ăn đặc sản ở Cù Lao Dung. Cá có đốm xanh, da lấm tấm trắng li ti, tuy nhỏ nhưng ăn rất chắc thịt. Người dân địa phương thường dùng cá bống kho tiêu hoặc kho khô (theo tiếng địa phương là “kho chồn”).
Khi nấu lên, thịt cá chuyển đỏ tạo hiệu ứng thị giác thật sự bắt mắt. Hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ mùi của rau gia vị các loại, vị bùi bùi của gan cá tan chảy trong miệng, ăn mấy bát cơm trắng dẻo thơm cũng thấy không đủ!
Hủ tiếu cà ri
Hủ tiếu cà ri là niềm tự hào của người dân Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Khác với hủ tiếu Mỹ Tho hay hủ tiếu Nam Vang lừng danh, hủ tíeu nơi đây được biến tấu qua việc sử dụng thịt vịt xiêm thay cho thịt heo hay thịt gà.
Khách du lịch yêu thích hủ tiếu này trước hết là do vị nước dùng khác lạ. Nước dùng hủ tiếu vẫn đậm màu vàng đặc trưng, tuy nhiên lại vị rất thanh và không hề gây béo. Những sợi phở, bún được chính tay người dân làm ra mà không thông qua máy móc, nên giữ được độ mềm, dai truyền thống. Chính vì món này nên người ta mới gọi “đặc sản Sóc Trăng hút hồn du khách”.
Cháo cá lóc rau đắng
Chẳng có gì ngoài những nguyên liệu quen thuộc nhưng người dân Sóc Trăng lại làm nên một món ăn đặc sản trứ danh. Món cháo cá lóc có lẽ đã quen thuộc với nhiều người. Có chăng, chỉ là cá lóc miền quê thịt chắc và ngọt hơn?
Đúng là thế nhưng nếu thiếu đi một rổ rau đắng thì quả thật vị ngon của món ăn đã bị giảm đi nhiều phần. Rau đắng có lẽ hơi khó ăn đối với nhiều người nhưng một khi đã nghiện vị đắng này sẽ không dễ gì dứt ra được đâu. Thuê xe du lịch Sài Gòn Sóc Trăng để có chuyến đi thành công và thưởng thức những món đặc sản trứ danh.
Bún vịt nấu tiêu
Bún vịt nấu tiêu thoạt nhìn giống mỳ vịt tiềm nhưng đặc biệt hơn ở điểm là món này được nấu từ hột tiêu, xương và nước dừa tươi. Vị ngọt hòa trong vị cay tê tê nơi đầu lưỡi đưa vị giác ngay từ lần nếm thử đầu tiên.
Bún thường được ăn kèm với nhiều loại rau sống như giá, rau muống bào, bắp chuối bào, rau quế,… cho thịt thêm dậy vị. Một bát bún vịt ngon còn đòi hỏi một bát nước chấm chuẩn vị.
Bún gỏi dà
Từ cái tên đã khiến người ta tò mò, bún gỏi dà có gì mà lại trở thành món ăn đặc sản của Sóc Trăng thế nhỉ? Nhìn vào bức ảnh bên dưới sẽ thấy, bún gỏi thực chất là phiên bản nước của món gỏi truyền thống thôi.
Món gỏi cuốn có những thành phần gì thì bún gỏi dà cũng y chang những nguyên liệu đó. Chỉ khác là thay vì cho các nguyên liệu vào bánh tráng rồi chấm thì nay chúng mình sẽ được rưới thẳng nước chấm vào một bát chứa sẵn tôm, thịt,… đầy ắp rồi. Nếu đến Sóc Trăng một lần thì nhớ nếm thử hương vị đặc biệt của món “gỏi cuốn phiên bản nước” này nha!
Bún nước lèo
Bún nước lèo vốn là một đặc sản của người Khmer, nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân Sóc Trăng đã trở thành một đặc sản riêng có. Nguyên liệu chính để làm ra nước lèo của món bún này là con mắm được nấu trong nước sôi đến khi thịt rã ra thì lọc bỏ xương trộn cùng với nước ninh từ xương gà hoặc heo.
Là một món ăn hấp dẫn ngay từ phần nhìn nên thành phần của món ăn ắt hẳn cũng phải phong phú. Đẫm trong nước luộc thanh ngọt, là một phần cá lóc luộc gỡ hết xương, tôm tươi lột vỏ, thịt quay xắt nhỏ và bánh cóng ăn kèm.
Đặc sản mua về làm quà
Bánh cóng
Nhắc đến ẩm thực Sóc Trăng không thể không nhắc tới bánh cóng, có thể nói bánh cóng đứng top đầu luôn. Loại bánh này là hỗn hợp của tôm tươi hấp cách thủy, đậu xanh đồ chín nguyên hạt, thịt nạc xay mịn.
Bánh cóng hấp dẫn người thưởng thức nhờ vẻ ngoài bắt mắt khó cưỡng. Một chú tôm cong cong căng tròn phía trên nhân bánh mềm thơm mùi mỡ mới bỏ ra khỏi chảo chiên. Những món ăn chiên rán như bánh cóng nhất định phải đi kèm với bát nước chấm chua ngọt đủ vị để ăn bao nhiêu cũng không ngán.
Nước mắm dùng ăn kèm với loại bánh này có màu hổ phách và là sự hòa trộn khéo léo của vị mặn, thơm nước mắm cá cơm nguyên chất, chút chua chanh, chút ngọt của đường và vị cay, thơm nồng của ớt, tỏi.
Bánh in
Bánh in được làm từ gạo nếp, nước cốt dừa và đường cát, nhân bánh được làm từ đậu xanh lá dứa hoặc đậu xanh sầu riêng.
Loại bánh đặc sản Sóc Trăng này được dùng nhiều nhất vào dịp rằm tháng 8 và Lễ hội Ooc – Om – Boc hàng năm tại Sóc Trăng, để cúng tạ ơn Mặt Trăng đã ban cho con người sức mạnh, mùa màng tươi tốt…
Bánh ống
Bánh ống là thức quà ăn vặt có thể tìm thấy dễ dàng ở bất kì con phố nào của Sóc Trăng. Chỉ được làm từ bột gạo xay nhuyễn, lá dứa, đường và nước cốt dừa, ấy thế mà người ta vẫn cứ mê mẩn thức quà chiều này.
Bánh được hấp trong ống tre hoặc ống nhôm nên gọi là bánh ống. Sắc xanh dịu mắt cùng chút vừng và lạc rắc lên trên, cộng với mùi thơm nức của lá dứa. Thu hút người ta bởi cả ngoại hình và mùi luôn!
Bánh gừng
Bánh gừng được làm bằng bột nếp, trứng gà, bột nang mực và nước chanh tươi, trộn đều thành một hỗn hợp rồi nặn thành những chiếc bánh có hình thù giống như củ gừng.
Bánh nặn xong được chiên vàng và nhúng vào chảo đường cát trắng đã thắng sền sệt, tạo thành một lớp áo mỏng bên ngoài rồi đem ra phơi. Bánh gừng giòn và có vị béo của trứng và vị ngọt của đường.
Bánh pía
Không ai có thể phủ nhận vị ngon của bánh pía Sóc Trăng khi đã có dịp thưởng thức bánh pía đến từ nhiều tỉnh thành khác. Cũng không ngoa khi nói rằng bánh pía chính là nét ẩm thực nổi bật nhất của Sóc Trăng.
Cắn lớp vỏ mềm, mỏng tang như giấy, ta sẽ cảm nhận được vị ngọt của sầu riêng tương hòa lẫn với chút đậu xanh hoặc khoai môn hấp chín. Sâu hơn nữa là cái bùi bùi của trứng muối rất chuẩn vị mà không bị tanh. Ăn một miếng lại muốn miếng thứ hai, thật khó để cưỡng lại sức hấp dẫn của loại bánh này, nhất là với những “con nghiện” sầu riêng!
Trên đây là tất cả những gì mình muốn chia sẻ, vậy nhiêu đây những món đặc sản của Sóc Trăng đã khiến bạn muốn đến đó ngay chưa?
Xem thêm: Xe về quê ăn tết ?