Sa Pa
Địa lý
- Sa Pa nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển. Nằm cách thành phố Lào Cai38 km và 376 km tính từ Hà Nội trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông.
- Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2228 mét. Từ thị trấn nhìn xuống có Thung lũng Ngòi Dumở phía đông và Thung lũng Mường Hoa ở phía tây nam
Dân cư
- Đây là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc Kinh, H’Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó.
- Các dân tộc ở Sa Pa đều có những lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng:
- Hội roóng pọccủa người Giáy vào tháng giêng âm lịch.
- Hội sải sán(đạp núi) của người H’Mông.
- Lễ tết nhảycủa người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm.
- Những ngày phiên chợ ở Sa Pa nhộn nhịp vào tối thứ bảy kéo dài đến chủ nhật hàng tuần. Chợ Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới. Người ta còn gọi nó là “chợ tình Sa Pa” vì ở đây nam nữ thanh niên người dân tộc H’Mông, Dao đỏ có thể nhờ âm thanh của khèn, sáo, đàn môi, kèn láhay bằng lời hát để tìm hay gặp gỡ bạn tình.
Địa hình – Khí hậu
- Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm.Thị trấn Sa Pa là một trong những địa điểm có tuyết rơi tại Việt Nam
- Vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày như là có đủ bốn mùa:
- buổi sáng là tiết trời mùa xuân,
- buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát,
- buổi chiều mây và sươngrơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu
- và ban đêm là cái rét của mùa đông.
**************
- Thời điểm thích hợp để đi du lịch Sapalà từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến 5. Thời điểm này thời tiết Sapa ổn định, ngày nắng khô, đêm lạnh.
- Tháng 4 – 5, là thời điểm đồng bào dân tộc thiểu số cấy lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Và đây cũng là mùa nở của rất nhiều loài hoa đẹp. Cảnh cấy lúa rất đẹp, cánh thợ săn ảnh thích đi vào mùa này và mùa lúa chín.
- Tháng 9 – 10 là mùa lúa chín, khi ấy thì khắp mọi góc nhìn Sapa đều rực vàng. Vào khoảng thời gian này, Sapa như khoác lên mình màu áo mới – màu vàng óng trên khắp những quả đồi. Nhưng bạn nên đi vào giữa hoặc cuối tháng 9, sang tháng 10 nhiều nơi đã gặt xong.
- Tháng 12 đến tháng 2 trời rất lạnh, có thể xuất hiện băng và thỉnh thoảng có tuyết rơi. Đây cũng là mùa nở của hoa đào.
Danh lam thắng cảnh – Du lịch
KHU VỰC XUNG QUANH THỊ TRẤN SAPA
- NÚI HÀM RỒNG
Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng, bạn được ngắm toàn cảnh Sapa, thung lũng Mường Hoa, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
Vị trí:Ngay trung tâm thị trấn Sapa.
- NHÀ THỜ ĐÁ SAPA
Nhà thờ đá Sapa xây dựng từ năm 1895 được coi là một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sapa mù sương.
Vị trí: Trung tâm thị trấn Sapa.
- BẢN CÁT CÁT
Là một bản lâu đời của người Mông, nơi đây còn lưu giữ nhiều nghệ thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải. Hiện nay nơi đây đã được xây dựng thành khu du lịch Cát Cát.
Vị trí: Cách trung tâm thị trấn Sapa 2km.
- BẢN TẢ PHÌN
Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Dao Đỏ với nghề thổ cẩm.
Đến bản Tả Phìn, bạn có thể ghé thăm hang động Tả Phìn ngay gần đó. Trong hang có nhiều nhũ đá kỳ thú hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh…
- TẢ VAN
Theo quốc lộ 4D đi về hướng Đông Nam, cách thị trấn Sapa khoảng 8 km là đến làng Tả Van Giáy. Đến đây, du khách sẽ có dịp được tìm hiểu thêm về phong cách, lối sống của người Giáy. Đường vào thôn Tả Van Giáy nhỏ, hẹp và là đường đất.
Hai bên đường là những thửa ruộng bậc thang màu mỡ được tô điểm bởi màu xanh của ngô và lúa non.
- BẢN SÍN CHẢI
Bản Sín Chải, xã San Sả Hồ, cách trung tâm thị trấn Sapa chừng hơn 4km đường bộ, một bản làng chưa bị “du lịch hóa” nên vẫn còn giữ được nét hoang sơ nguyên gốc.
Đây là bản của người Mông đen với dân số khoảng 1400 người. Ngoài việc trồng lúa nương và ngô lai, dân bản Sín Chải còn chọn những dông núi thoai thoải để trồng thêm thảo quả, một nguồn thu nhập không nhỏ giữa thung lũng cổ này.
- THUNG LŨNG MƯỜNG HOA – BÃI ĐÁ CỔ SAPA
Điều đặc biệt tại thung lũng này là bãi đá cổ có khắc nhiều hình khác nhau, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc.
Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ.
Tại thung lũng Mường Hoa còn có con suối xinh đẹp trải dài khoảng 15 km, qua các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào và kết thúc ở Bản Hồ.
Vị trí: Xã Hầu Thào, cách thị trấn Sapa 8 km về phía Đông Nam. Từ thị trấn Sapa, vượt qua một con đèo men theo dãy núi cao, bạn sẽ đến thung lũng Mường Hoa.
MỘT SỐ ĐIỂM THAM QUAN PHẢI DI CHUYỂN XA
- THẮNG CẢNH HANG TIÊN
Ngược dòng sông Chảy khoảng 6 km, từ trung tâm xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) thuyền sẽ đưa bạn qua thành cổ Trung Đô với nhiều huyền thoại. Dòng sông Chảy đến đây thắt lại tạo thành dòng sâu, hiền hoà, len lỏi giữa hai bờ vách thành dựng đứng.
Thắng cảnh Hang Tiên là một Hạ Long thu nhỏ, gắn liền với sự tích về miếu thờ Ba Cô xã Bảo Nhai. Nhiều du khách đến đây vãn cảnh, tắm suối Tiên đắm mình trong ánh ban mai bên đảo hoa, đều cầu mong được ban phúc cho sắc đẹp, sức khỏe và phú quý.
Vị trí: Cách trung tâm xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) 6km.
-
CHINH PHỤC ĐỈNH FANSIPAN – NÓC NHÀ ĐÔNG DƯƠNG
Fansipan là ngọn núi cao nhất của bán đảo Đông Dương (3.143 m), nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn. Trên đường lên đỉnh núi, du khách sẽ được khám phá hệ động thực vật và thiên nhiên kỳ thú. Tại đó có rất nhiều cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, các loại gỗ quý, chim thú như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương, các loài chim…
Hoặc bạn cũng có thể chọn đi cáp treo. Tuyến cáp treo Fansipan đi vào hoạt động đầu năm 2016, đã giúp hàng chục nghìn du khách đã đặt chân tới đỉnh Fansipan chiêm ngưỡng, khám phá, chinh phục nóc nhà cao nhất Đông Dương. Đây cũng là tuyến cáp treo được Guinness chứng nhận 2 kỷ lục Guinness cho cáp treo Fansipan Sapa là: Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới: 1410m và Cáp treo ba dây dài nhất thế giới: 6292.5m.
Thời gian để chiêm ngưỡng đỉnh Fansipan bây giờ cũng được rút ngắn từ 2 ngày xuống chỉ còn 15 phút.
Vị trí: Cách thị trấn Sapa 9 km về phía Tây Nam.
-
THÁC BẠC – THÁC TÌNH YÊU
Từ thị trấn Sapa, đi về phía Tây khoảng 11 km trên đường đi Lai Châu, bạn sẽ gặp Thác Bạc ào ào chảy xuống từ độ cao trên 100 m vào dòng suối dưới thung lũng Ô Quy Hồ, tạo nên âm thanh núi rừng đầy ấn tượng. Tuy nhiên, vào mùa khô, bạn nên cân nhắc khi tham quan Thác Bạc vì khi ấy thác rất ít nước.
Đi thêm 3 km nữa từ Thác Bạc là đến Cổng Trời để ngắm xuống thung lũng Lai Châu và đỉnh Fansipan hùng vĩ. Nếu thích đi bộ, bạn có thể dừng chân ở Trạm Tôn và đi xuyên vào vườn quốc gia Hoàng Liên, khoảng hơn 1 km để khám phá thác Tình Yêu.
Vị trí: Từ thị trấn Sapa, đi về phía Tây khoảng 12 km, trên đường đi Lai Châu.
-
CỔNG TRỜI
Đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp. Con đường đèo này có tên là Trạm Tôn, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Và cổng trời chính là đỉnh của con đèo này. Đứng giữa cổng trời Sapa, bạn có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng rộng lớn phía dưới với những ruộng nương xanh rì, con đường ôtô xuôi ngược, xa xa là Thác Bạc. Cũng ở cổng trời này bạn mới cảm nhận được vẻ kiêu hùng của đỉnh Fansipan vời vợi lưng trời, bên dưới là những vực sâu thăm thẳm.
Vị trí: Cách thị trấn Sapa 18km về hướng Bắc.
-
CỐC SAN
Cốc San là một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau. Từ quốc lộ 4D, có một con đường đất nhỏ dài khoảng hơn 1km dẫn vào Cốc San. Đường vào Cốc San rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá, vẻ đẹp của Cốc San vẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, hoang sơ.
Có một điều rất đặc biệt là hầu như ở mỗi gầm một con thác, sau làn nước đổ từ trên cao xuống lại có một hang động. Phong cảnh Cốc San hài hoà và khoáng đạt. Mọi người mỗi khi đến đây đều cảm nhận được sự huyền bí diệu kỳ toát lên từ những ngọn thác, những mô đá và những hang động.
Vị trí: Xã Cốc San, huyện Bát Xát, cách thành phố Lào Cai 7km.
-
DINH HOÀNG A TƯỞNG
Kiến trúc Dinh Hoàng A Tưởng theo phong cách Á – Âu kết hợp, tạo sự hài hoà, bố cục hình chữ nhật liên hoàn khép kín. Đây là một công trình kiến trúc đẹp mang dấu ấn vùng cao.
Vị trí: Trung tâm huyện Bắc Hà, Lào Cai.
-
CHỢ PHIÊN BẮC HÀ
Bắc Hà là chợ phiên thuộc loại lớn nhất vùng cao biên giới. Chợ họp vào ngày chủ nhật hàng tuần, thu hút đông đảo bà con quanh vùng tới buôn bán, vui chơi.
Đây vẫn là nơi trao đổi, mua bán của bà con dân tộc thiểu số, chủ yếu là người dân tộc từ khắp các bản làng xung quanh kéo về.
Những gian hàng bày đủ vật dụng thiết yếu như quần áo, cuốc xẻng hay đồ dùng trong nhà.
Vị trí: Trung tâm thị trấn huyện Bắc Hà, cách thành phố Lào Cai 60km.
Lễ hội tại Sapa
-
HỘI ROÓNG POỌC CỦA NGƯỜI GIÁY
- Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch, người Giáy ở Tả Van (huyện Sapa) lại mở hội Roóng Poọc cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà.
- Tuy vẫn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả thung lũng Mường Hoa.
- Trong hội Roóng Poọc ngoài những nghi lễ độc đáo còn diễn ra các trò chơi, nhảy múa và biểu diễn dàn nhạc trống chiêng, kèn pí lè rất sôi nổi.
-
LỄ HỘI “NÀO CỐNG”
- Hàng năm vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch, các làng người Mông, người Dao, người Giáy Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ ở bản Tả Van làm lễ “Nào Cống”.
- Mỗi gia đình cử một người đại diện, không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Lễ “Nào Cống” cầu mong các thần phù hộ người yên vật thịnh, mùa màng bội thu.
- Ngoài ra, trong lễ hội, người đứng đầu sẽ công bố những bản quy ước chung và kết thúc bằng buổi ăn uống vui vẻ.
-
LỄ TẾT NHẢY
- Tết nhảy là lễ hội quan trọng và được chuẩn bị khá công phu của người Dao Tả Van, thường được tổ chức vào ngày mùng 1 hoặc mùng 2 Tết âm lịch.
- Nội dung chính của buổi lễ là cầu mong “Người yên vật thịnh”, “Uống nước nhớ nguồn”. Các hoạt động tế lễ trong Lễ Tết nhảy vô cùng đặc sắc với 14 điệu nhảy múa của một số nam thanh niên được chọn, hay những nghi lễ độc đáo do thầy cúng thực hiện.
-
LỄ HỘI “NHẶN SỒNG” VÀ “NÀO SỒNG”
- Đây là Lễ hội của người Dao đỏ làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sapa) mang ý nghĩa giáo dục cao với dân làng, phòng chống nạn phá rừng.
- Hiện nay, chỉ năm nào rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá vườn tược hoa màu, người Dao mới tổ chức lễ “Nhặn Sồng”. Trong buổi lễ ,”Chẩu chiếu”- người đứng đầu trông coi rừng do dân làng bầu ra đứng lên công bố những điều luật ngăn chặn nạn phá rừng, trừng phạt những ai vi phạm.
- Sau khi dân làng thảo luận xong Chẩu chiếu sẽ tổng hợp thành quy ước, mỗi người tự giác tuân theo.
- Người Mông ở Séo Mí Tỷ, ở Dền Thàng Tả Van cũng như Lao Chải, Hầu Thào, trước đây đều tổ chức một lễ hội tương tự gọi là lễ “Nào Sồng”, ngày cúng thường là ngày Thìn của tháng giêng.
- Nội dung quy ước của lễ “Nào Sồng” có sự mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn làng người Dao. Bên cạnh việc bảo vệ rừng, chống thả rông gia súc, quy ước còn đề cập đến các vấn đề phòng chống trộm cắp, bảo vệ mùa màng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau…
-
LỄ QUÉT LÀNG CỦA NGƯỜI XÁ PHÓ
- Hàng năm, người Xá Phó tổ chức lễ quét làng vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người vào tháng hai âm lịch, với mục đích để năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết. Trong lễ quét làng, mỗi người góp lợn, gà, dê, chó, gạo… để làm mâm cúng các loài ma, thầy cúng làm lễ, cùng dân làng vẽ mặt nhảy múa cầu mong bình yên.
- Cuối buổi lễ, mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ. Các thức ăn cúng ma đều phải ăn hết không được mang vào trong làng.
-
HỘI GẦU TÀO CỦA NGƯỜI MÔNG
Lễ hội mở ra nhằm một trong hai mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh. Một gia chủ nào đó không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ làm lễ nhờ thầy cúng bói xin cho mở hội Gầu Tào để cầu con – đó là hội cầu phúc. Một gia chủ khác nếu thường ốm đau bệnh tật, con cái yếu ớt, thậm chí có con bị chết, mùa màng, vật nuôi lụi dần, cũng nhờ thầy cúng bói xin mở hội Gầu Tào – đó là hội cầu mệnh.
Lễ hội cũng thường được tổ chức dịp đầu năm.
- LỄ HỘI XUỐNG ĐỒNG SAPA – LÀO CAI
Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Dao xã Bản Hồ – Sapa (Lào Cai) khai hội sáng ngày mồng 8 Tết hàng năm. Phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất, rước nước rồi đến lễ cúng giao linh với thần linh. Phần hội được bắt đầu bằng các điệu múa và các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc của người Tày, người Dao.
Nhưng nổi bật nhất, vui nhất, nhiều người tham gia nhất là những màn xoè, khi tiếng kèn trống vang lên các cô gái Tày mở đầu màn xoè với những động tác xoè duyên dáng, điệu nghệ mời mọi người tham gia, vòng xoè cứ rộng mãi đi đều trong tiếng kèn, tiếng trống dập dìu. Khi các màn xoè kết thúc mọi người lại đổ tới khu chơi trò chơi.
Các trò chơi ở đây đa số là trò chơi dân gian như ném còn, đẩy gậy, kéo co, đánh quay, đánh bóng, bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ…
************************
15 đặc sản Sa Pa ngon ngất ngây
-
Mận, đào Sa Pa
Khỏi phải nhắc tới vị ngon ngọt và hấp dẫn của những trái mận, đào Sapa bởi đây là một món đặc sản mà ai cũng biết tới
Đào Sa Pa tuy nhìn không bắt mắt nhưng ăn có vị giòn ngọt và mùi thơm.
-
Mắc cọp
Đến khoảng tháng 9 là bắt đầu tới mùa mắc cọp (lê Sa Pa) và táo mèo. Quả mắc cọp vị chua nhẹ, mát và quả nhỏ, nhìn xù xì không đẹp nhưng chất lượng của nó luôn được đảm bảo và đây cũng là một món quà lý tưởng cho người thân khi bạn đi du lịch Sapa.
-
Măng chua Sapa
Nhắc tới măng chua được ưa chuộng nhất có lẽ là măng chua của bà con vùng cao Sa Pa. Măng chua được làm khá tỉ mỉ, người ta chọn những đọt măng mới nhú được 25 – 30cm, mang về rửa sạch rồi xắt lát mỏng, không cho dính nước.
Ủ măng vào chum và đậy kín trong khoảng 20 đến 30 ngày. Khi thành phẩm, măng có vị chua thanh, dùng để nấu với cá hay thịt, ăn hoài không ngán.
-
Măng vầu Sapa
Vị ngọt thanh, hơi đắng của măng vầu Sapa đã chiếm trọn “cái dạ dày” của khách du lịch khi đến đây. Sở dĩ gọi là măng vầu vì đó là những gốc tre, nứa non mới nhú được khoảng 20-30cm đã được người dân nơi đậy chặt về và chế biến thành 3 món ăn đặc sản: Măng vầu luộc chấm mắm, măng vần chua và măng vầu khô. Mỗi món có một hương vị riêng nhưng đều rất ngon.
-
Nấm hương
Khi những cơn mưa đầu hạ bắt đầu rơi cũng là lúc Sa Pa vào mùa nấm hương. Nấm hương Sa Pa vị ngọt, mùi hương nhẹ. Vì vậy, đi du lịch Sa Pa mùa này, bạn nên chọn vài xâu nấm hương về để chế biến món ăn thết đãi cả nhà hoặc làm quà cho người thân. Nếu ở gần, bạn có thể mua nấm tươi của bà còn dân tộc để mang về. Nếu ở xa, bạn nên mang nấm khô để dễ bảo quản và vận chuyển trong tour du lịch.
Lưu ý, nấm hương rừng Sa Pa cánh mỏng, màu sáng chứ không thẫm như nấm trồng và chân nấm nhỏ, rất dai, có mùi thơm nhẹ rất đặc trưng rất khác với các loại nấm hương trồng khác.
-
Lợn cắp nách
Lợn cắp nách là những chú lợn được thả rông trên núi, đồi. Chúng tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký.
Khi chế biến thịt lợn người ta thường làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay.
Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống.
-
Gà đen (gà ác)
Là loại gà đặc biệt của người Mông có da, thịt và xương màu đen. Thịt gà đen chắc, thơm ngon, da giòn mang lại cho người thưởng thức cảm giác rất thú vị. Các nghiên cứu đã chỉ ra, gà đen không những có tác dụng tăng khả năng “chăn gối” mà còn có giá trị dược liệu đặc biệt trong việc chữa trị các bệnh về tim mạch.
Món nổi tiếng nhất được chế biến từ gà đen của Sa Pa là gà nướng mật ong. Món gà nướng thơm nức mũi ăn cùng lá bạc hà chấm muối tiêu chanh, chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.
-
Cá suối
Cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống, lại có loài cá có màu đen lẫn với màu rêu đá. Cá suối Sapa thường không lớn, chỉ bằng ngón tay, to lắm cũng chỉ như cán dao.
Điều đặc biệt là cá suối không hề có vị tanh. Cá bắt được, nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn.
-
Đồ nướng SaPa
Trong rất nhiều cái thú được nhâm nhi, hưởng thụ ẩm thực của khách du lịch sapa trong những ngày du lịch dài ngày tại đây, thì đồ nướng Sa Pa đang trở thành một “thương hiệu” rất riêng biệt, không thể lẫn với các địa phương khác.
Nhiều khách du lịch nói rằng: Nếu đến Sa Pa mà không thưởng thức đồ nướng thì quả thật chưa thực sự khám phá được hết sự độc đáo, phong phú và thi vị của văn hoá ẩm thực Sa Pa.
-
Thịt trâu gác bếp
Một trong những đặc sản đặc biệt của Sa Pa chính là thịt trâu gác bếp. Thế nên, món quà du lịch Sa Pa đặc biệt cũng chính là món thịt trâu hun khói bằng cách gác trên bếp củi của đồng bào dân tộc.
Thịt trâu gác bếp được bày bán khá nhiều tại Sa Pa. Nhưng để mua được loại thịt trâu chất lượng của người H’Mông, bạn nên mua tại bản dân tộc trong lúc tham quan bản.
-
Thắng cố
Thắng cố là đặc sản của người Mông, thường có ở các bản làng và các phiên chợ của người Mông. Thắng cố Sa Pa chế biến chủ yếu từ ngựa, một nồi thắng cố có thịt, tim, gan, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị: thảo quả, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác, trong đó, cây thắng cố là gia vị thứ 12. Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa thả vào.
Thắng cố thường ăn kèm với các loại rau nhúng cải mèo, ngồng su hào, cải lẩu,… Ăn thắng cố phải uống cùng rượu ngô, thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết từ tinh hoa của núi rừng. Khi đồ ăn thức uống hòa quyện vào nhau sẽ tạo ra một cảm giác dễ chịu và khó quên.
-
Bánh ngô
-
Rượu dân tộc
Có hai loại rượu nổi tiếng ở Sa Pa là rượu táo mèo và rượu Sán Lùng đều do người dân tộc ủ từ những loại quả và men lá rừng. Rượu táo mèo được ngâm từ quả táo mèo rừng có mùi thơm hương táo rất đặc biệt, uống có vị ngọt chát. Còn rượu Sán Lùng thì được ủ bằng loại men bí truyền của người Dao Đỏ.
Vì vậy, khi rời khỏi Sa Pa sau chuyến du lịch mùa hè, bạn đừng quên mua hai danh tửu này về làm quà. Bạn có thể mua được rượu táo mèo nguyên chất tại phiên chợ của người Mông, còn rượu Sán Lùng thì mua tại phiên chợ của người Dao đỏ. Đặc biệt, với rượu Sán Lùng, bạn có thể đến thôn Sán Lùng ở xã Bản Xèo, Bát Xát, để thưởng thức và mua được chai rượu hảo hạng.
-
Tương ớt Mường Khương
Tương ớt Mường Khương được chế biến từ loại ớt thóc đặc biệt kết hợp với tỏi, hạt thì là, hạt rau mùi, thảo quả, hạt dồi, quế, muối, rượu và nước theo một tỷ lệ gia truyền nên rất đặc biệt và nổi tiếng khắp nơi.